Trước khi trở thành nhà lãnh đạo thì chúng ta cần biết các phẩm chất cần có của người lãnh đạo để bản thân rèn dũa. Bởi ít ai sinh ra đã hội tụ đủ các năng lực để lãnh đạo người khác mà tất cả đều phải học tập và rút kinh nghiệm. Vấn đề đặt ra là phẩm chất của người lãnh đạo bao gồm những yếu tố nào? Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé!
Khả năng giao tiếp
Nhà lãnh đạo sẽ thường xuyên giao tiếp để truyền tải các ý tưởng và định hướng công việc cho cấp dưới nên họ cần có nghệ thuật nói chuyện thuyết phục giúp người nghe dễ hiểu nhất. Khả năng giao tiếp càng thu hút, gây được ấn tượng thì càng giúp vị trí của nhà lãnh được nâng tầm tạo sự đồng tình và ủng hộ từ nhân viên hay đối tác của mình.
Tầm nhìn xa trông rộng
Đứng trên cương vị là người đứng đầu thì bao giờ họ cũng nhìn rõ những vấn đề mà người khác chưa rõ để hoạch định nên những kế hoạch phát triển. Điều này rất cần để đưa tập thể đi lên tạo nên các thành công đột phá mà không phải dậm chân bằng một tư duy lạc hậu. Để làm được điều này thì nhà lãnh đạo cần có sự quyết đoán để không bỏ qua cơ hội và sự khôn ngoan để tận dụng những tài nguyên hữu ích giúp đạt được kết quả.
Tự học hỏi và rút kinh nghiệm
Ở vị trí lãnh đạo cao nhất không có nghĩa là chúng ta không cần học mà trái lại tinh thần tự học càng quyết liệt hơn để giữ vững vị trí và lèo lái tập thể. Học bất kể từ đâu, tiếp thu tri thức từ sách vở, thậm chí là từ nhân viên của mình, những tấm gương xung quanh hoặc các đối tác kinh doanh. Từ đó, phát hiện ra những mặt yếu kém tồn tại gây ra những thất bại trước đó sẽ giúp nhà lãnh đạo rút kinh nghiệm, tránh lặp lại các sai lầm đã qua.
Đạo đức với tài năng
Hai yếu tố đạo đức và tài năng phải cùng tồn tại nếu muốn trở thành nhà lãnh đạo thành công. Bởi người có tài năng mà không có đạo đức thì sớm muộn cũng gặp những thất bại, bị mọi người ghét bỏ. Nhưng trái lại, một người lãnh đạo làm việc với cái tâm liêm chính, luôn bảo vệ quyền lợi của mọi người vì cộng đồng xã hội thì dĩ nhiên họ sẽ nhận được sự tín nhiệm từ những người xung quanh. Và khi được lòng mọi người thì tự khắc nhà lãnh đạo sẽ có được một lực lượng ủng hộ đông đảo trong các chiến lược đưa ra.
Chấp nhận mạo hiểm và có tinh thần trách nhiệm
Tham vọng chính là động lực thúc đẩy người đứng đầu phải chấp nhận mạo hiểm nhằm đạt điều mình muốn. Đây là việc làm cần thiết cho sự phát triển và vận động không ngừng của quy luật thị trường. Nhưng không có nghĩa là chúng ta mạo hiểm bất chấp mà cần có kế hoach thực hiện và kế hoạch cho những rủi ro xảy đến. Vì điều hành một tập thể là không dễ dàng gì và đôi khi gặp những thất bại là điều không tránh khỏi. Lúc này, nhà lãnh đạo nên có tinh thần trách nhiệm bằng cách đứng ra giải quyết mọi khó khăn thay vì đổ lỗi.
Khả năng thích nghi
Nền kinh tế thị trường luôn vận động và thay đổi không ngừng thế nên nhà lãnh đạo cần bắt kịp và cập nhật những kiến thức, phương pháp kinh doanh mới. Chấp nhận thay đổi để phù hợp với xu hướng đổi mới nhưng cần linh hoạt biến hóa để không làm mất đi bản chất cốt lõi trong văn hóa chung của cộng đồng.
Kiên định và quả quyết
Hai tính cách mạnh mẽ này sẽ giúp nhà lãnh đạo có lập trường trong những quyết định của mình. Cho dù những quyết định này sẽ gây mất lòng một người nào đó nhưng bạn phải chấp nhận vì điều này là cần thiết để bảo vệ các nguyên tắc đã đề ra và cho những người xung quanh một câu trả lời thỏa đáng. Nhưng tính kiên định không đồng nghĩa với việc bảo thủ làm theo ý mình mà bỏ qua ý kiến của mọi người.
Đam mê và kiên trì
Đam mê chính là ngọn lửa soi sáng cho bạn miệt mài theo đuổi ước mơ và đồng thời còn tiếp thêm sức mạnh để thuyết phục mọi người cùng chiến đấu. Cộng thêm với đó là tính kiên trì của người đứng đầu thì sẽ dễ đạt được thành công nhiều hơn. Vì khi gặp những khó khăn người có tính kiên trì thường không bỏ cuộc mà sẽ đứng ra gánh vác và khích lệ mọi người cùng tiến tới.
Nhạy cảm và có tài thuyết phục
Nhà lãnh đạo nếu có sự nhạy cảm thì đây chính là món quà được “trời cho” giúp bạn có thể dễ dàng nắm bắt tâm lý của mọi người để từ đó biết cách ứng xử phù hợp. Hoặc là lợi thế khi đứng trước các đối thủ cạnh tranh của mình mà dự đoán được những ý định của họ. Sự nhạy cảm khi kết hợp với tài thuyết phục thì tin chắc rằng càng dễ tạo ra một kết quả mỹ mãn.
Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân
Đứng đầu là người điều hành thì bao giờ thời gian của bạn cũng bận rộn với rất nhiều công việc mà đôi khi phải hy sinh thời gian nghỉ ngơi để giải quyết. Nhưng bạn lại không thể than vãn với ai vì đây là trách nhiệm và để quản lý tốt nhân viên, công việc thì phải biết chấp nhận.
Có vô vàn phẩm chất của người lãnh đạo mà chúng ta không thể nêu lên hết vì cái chính là nằm ở chổ từ từ học hỏi và rèn luyện không ngừng để hoàn thiện dần dần. Trở thành con người hoàn mỹ là mục tiêu của mỗi nhà lãnh đạo và kết quả đạt được bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào khả năng tiếp thu của mỗi người.