Business model là gì? Mô hình kinh doanh hoạt động như thế nào?

Trong lĩnh vực kinh doanh, Business model đóng vai trò là quy trình định hướng các hoạt động như tạo ra sản phẩm, đưa sản phẩm ra thị trường. Thông qua những giá trị này sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát và phát triển các hoạt động kinh doanh. Vậy, Business model là gì?

Business model là gì?

Business model có nghĩa là mô hình kinh doanh, trong đó mô tả quá trình tạo ra và cung cấp các giá trị của doanh nghiệp. Thể hiện các khía cạnh cốt lõi như mục đích kinh doanh, quy trình kinh doanh và các chính sách hoạt động, các sản phẩm, cơ cấu tổ chức, cơ sở hạ tầng, khách hàng…

Business model đóng vai trò hỗ trợ các sản phẩm và đưa sản phẩm ra thị trường dễ dàng. Mỗi doanh nghiệp chỉ có một mô hình kinh doanh, mà trong đó tất cả các quy trình đều tuân theo Business model bao gồm các thành phần như:

– Thiết kế và sản xuất sản phẩm.

– Bán sản phẩm, cung cấp và phân phối ra thị trường.

– Tất cả các chi phí liên quan đến dòng tiền của doanh nghiệp.

Mô hình kinh doanh giúp các doanh nghiệp hoạt động bài bản hơn và định hướng đi xa, phát triển bền vững. Ngày nay, nhờ vào sự phát triển của công nghệ trên internet giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn trước. Tuy nhiên, do sự gia tăng gia công và nhiều sản phẩm ra đời kéo theo đó là mô hình kinh doanh cần chú trọng đến nguồn cung cấp chiến lược, chuỗi cung ứng, quan hệ hợp tác, cấu trúc hợp đồng phức tạp.

Mô hình kinh doanh hoạt động ra sao?

Mô hình kinh doanh là một kế hoạch cấp cao liên quan đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thị trường cụ thể. Trong đó, đề xuất giá trị là thành phần chính của mô hình kinh doanh mô tả về hàng hóa, dịch vụ cung cấp. Doanh nghiệp hướng đến lợi ích của khách hàng giúp họ phân biệt được sản phẩm khác nhau trên thị trường.

Mô hình kinh doanh cho những doanh nghiệp mới cần chuẩn bị nhiều mặt bao gồm trang trải chi phí khởi nghiệp, nguồn tài chính, khách hàng, chiến lược marketing, cạnh tranh thị trường, rủi ro về doanh thu… Thông qua mô hình kinh doanh có thể xác định các cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp khác.

Sai lầm thường thấy trong việc tạo ra mô hình kinh doanh là đánh giá thấp chi phí tài trợ cho doanh nghiệp cho đến khi mang lại lợi nhuận. Tính toán chi phí cho việc giới thiệu sản phẩm là chưa đủ mà còn phải chuẩn bị chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh cho đến khi doanh thu vượt quá chi phí.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thành công Business model đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, mức giá cạnh tranh và chi phí bền vững. Bên cạnh đó là sửa đổi mô hình kinh doanh để thay đổi môi trường kinh doanh và nhu cầu trên thị trường.

Khi nhìn vào lợi nhuận gộp có thể đánh giá sự thành công của Business model. Lợi nhuận gộp là tổng doanh thu mà công ty đã trừ đi giá vốn bán hàng. Các công ty có thể so sánh lợi nhuận gộp để xem xét tỷ lệ cho thấy được hiệu quả hoạt động của mô hình kinh doanh.

Các yếu tố của mô hình kinh doanh

Business model bao gồm những yếu tố như sau:

– Xác định đối tượng cụ thể: Khi xác định mục tiêu cụ thể cho phép doanh nghiệp tập trung vào những khách hàng tiềm năng có nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ.

– Thiết lập quy trình kinh doanh: Xác định các khía cạnh cốt lõi của sản phẩm, dịch vụ kinh doanh, các hoạt động cần thiết để mô hình kinh doanh hoạt động.

– Xác định các nguồn lực kinh doanh: Bao gồm quy trình thực hiện hàng ngày, tìm kiếm khách hàng, tài nguyên kinh doanh để duy trì các nhu cầu (ví dụ như trang web, kho, vốn…)

– Phát triển đề xuất giá trị hiệu quả: Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ sáng tạo nổi bật hơn các đối thủ cạnh tranh. Thiết lập những giá trị đề xuất hiệu quả rồi tạo liên kết với từng mục cùng với hệ thống phân phối để xác định cách duy trì khách hàng theo thời gian nhằm giữ chân họ.

– Xác định đối tác kinh doanh chính: Một doanh nghiệp không thể hoạt động hoàn hảo nếu không có đối tác chính đóng góp vào khả năng phục vụ khách hàng. Hãy chọn các đối tác chính như nhà cung cấp, đối tác quảng cáo, liên kết chiến lược…

– Tạo ra chiến lược nhu cầu: Bạn cần xây dựng chiến lược sự quan tâm đến doanh nghiệp của bạn khi mong muốn tiếp cận khách hàng triệt để, tạo ra kế hoạch chi tiết để khách hàng nhận diện được thương hiệu.

– Luôn giữ chỗ cho sự đổi mới: Cần đổi mới liên tục để đáp ứng nhu cầu liên tục của khách hàng. Vì khi ra mắt công ty cũng như phát triển mô hình kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ dựa vào những giả định mà không biết liệu có đáp ứng được mong muốn của khách hàng liên tục hay không.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc Business model là gì. Hi vọng thông qua những chia sẻ giúp các bạn hiểu rõ tầm quan trọng của mô hình kinh doanh.

Bộc trực là gì? Biểu hiện và cách làm việc với người bộc trực

Người ta thường nói: “Ruột để ngoài da” là dùng để chỉ những người có tính thật thà, bộc trực. Vậy bộc trực là gì? Người có tính bộc trực thường biểu hiện như thế nào? Ở họ có ưu và nhược điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này để làm việc và giao tiếp hiệu quả hơn nhé!

Bộc trực là gì? Biểu hiện của người bộc trực

Bộc trực cũng đồng nghĩa với từ trực tính, là một trong những tính cách của con người. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở người bộc trực là họ nghĩ sao nói vậy, trong lời nói rất thẳng thắn, không lắt léo. Người có tính bộc trực thường gắn liền với thành ngữ: “Thẳng như ruột ngựa” với ý nghĩa được xem là người hiền lành, không so đo tính toán hay có ác tâm hại người.

Tính quyết đoán và chấp nhận rủi ro là điểm mạnh của người bộc trực, điều này giúp họ có xu hướng dẫn dắt người khác hành động và không ngần ngại trong các quyết định. Biến họ trở thành tâm điểm đi đầu trong mọi hoạt động, lôi cuốn những người xung quanh bằng những lời nói chân thành, cởi mở và rất nhiệt tình.

Tuy nhiên, sự thẳng thẳn của người bộc trực nếu đặt vào trường hợp phê bình ý kiến và đưa ra nhận xét những người xung quanh thì đa phần dễ gây phật ý người nghe. Trong công việc, đôi khi họ bác bỏ ý kiến của người khác có phần thiếu ý tứ, hay cáu gắt và biểu lộ thái độ ra bên ngoài, thường bị chi phối bởi tình cảm cá nhân. Điều này có phần nguy hại nếu như không tìm cách khắc phục bởi một người vồ vập, hành động quá nhanh thường kết luận mọi việc trong vội vã và thiếu cân nhắc. Nếu trong hoàn cảnh khó khăn rất dễ bị mất tự chủ.

Bí quyết làm việc với người bộc trực

Nếu sếp của bạn là người bộc trực thì chắc hẳn chúng ta sẽ nhận rất nhiều ý kiến đánh giá từ họ, trong đó có khen ngợi và cả sự phê bình. Nhưng bạn khoan vội hoảng sợ vì tính bộc trực của họ có phần chân thật, ngay thẳng nên sẽ giúp bạn nhận thức được những mặt yếu kém của mình mà tìm cách khắc phục. Tuy nhiên, trên cương vị là người quản lý bạn cũng phải kiềm chế thái độ và lời nói của mình sao cho đúng chuẩn mực.

Nếu làm việc với một nhân viên có tính bộc trực thì lại càng chú ý họ nhiều hơn. Bởi trong công việc, nếu bố trí sai lầm trong dự án quan trọng nào đó thì người bộc trực đôi khi không đủ tính tỉ mỉ và cẩn trọng để hoàn thành tốt nhất. Nhưng bạn lại không thể ép buộc mà nên cho họ nhiều phương án lựa chọn, công nhận thành quả mà họ tạo ra. Đồng thời người bộc trực thường tận dụng điểm yếu của người khác, vì vậy bạn cũng không quá thân mật với họ.

Thế nhưng, không ít người cảm thấy người bộc trực có tính đáng yêu bởi sự mộc mạc, hành vi bộc bạch chân thật, có thể giãi bày ý kiến theo ý nghĩ thiện tâm của mình. Vì thế, nếu biết tận dụng họ trong công việc chúng ta sẽ thu về những “lời vàng ngọc” mà trong môi trường công sở đôi khi có quá nhiều sự nịnh bợ khó phân biệt giả dối, đúng sai.

Làm thế nào khi gặp khách hàng là người bộc trực?

Bạn đã biết người có tính bộc trực sẽ thường nóng nảy nên khi mời gọi họ mua sản phẩm cũng chẳng dễ dàng gì và thậm chí họ còn dùng những lời lẽ phàn nàn, chê bai. Những ý kiến của họ chưa hẳn là đúng hoặc sai nhưng bạn cũng phải tiếp thu vì khi có một người ý kiến với sản phẩm thì tức là chúng chưa thật sự hoàn hảo để đáp ứng hết thảy, ghi nhận ý kiến này chỉ giúp chúng ta tự hoàn thiện hơn. Vì thế, trong trường hợp điều bạn cần làm là lắng nghe, giải thích và khắc phục mọi khuyết điểm.

Nhưng có một bộ phận nhân viên bán hàng lại không thật sự quan tâm đến ý kiến khách hàng, chấp nhận những lời chê bai. Có khi những cử chỉ “Dạ, vâng” chỉ khi khách hàng đứng trước mặt nhưng khi quay lưng đi thì ý kiến của họ thường bị cho vào quên lãng. Nhưng đối với nhà quản lý thường coi trọng vấn đề này bởi họ biết rằng đứng về phía khách hàng để đồng tình và rút kinh nghiệm là cực kỳ quan trọng để tạo sự tín nhiệm. Bằng chứng là những sản phẩm tung ra thị trường thành công thường có sự tin cậy và ủng hộ từ phía khách hàng trước đó.

Chúng ta hiểu bộc trực là gì thì nên học cách ứng xử với người có tính bộc trực. Bởi trong công việc và cả cuộc sống ít nhiều bạn cũng sẽ tiếp xúc với người có tính bộc trực, thẳng thắn và nếu không biết cách khôn khéo lại gây mất lòng cho cả đôi bên.

Kỹ năng bán hàng qua điện thoại quan trọng nhất là gì?

Điện thoại là một trong các phương tiện sử dụng để bán hàng hữu hiệu nhất hiện nay bởi tính tiện lợi và nhanh lẹ. Thế nên, kỹ năng bán hàng qua điện thoại là điều kiện bắt buộc phải thành thạo của các bạn telesale khi bước vào nghề. Trong đó, bao gồm những kỹ năng, phương pháp và bí quyết chinh phục khách hàng trong quá trình bán hàng diễn ra như sau.

Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại

Nghề telesale không yêu cầu các bạn có ngoại hình xinh xắn quá mức nhưng lại yêu cầu các bạn phải rèn luyện kỹ năng bán hàng qua điện thoại bằng một chất giọng dễ nghe, không nói ngọng. Câu chuyện trao đổi phải mạch lạc, rõ ràng và trình bày ngắn gọn, dễ hiểu giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt, tạo sức thuyết phục với họ. Rèn luyện khả năng giao tiếp tự tin, chuyên nghiệp để tạo ấn tượng tốt đẹp từ ban đầu. Sau khi các bạn có đủ tố chất để làm một telesale thì chúng ta cần chuẩn bị những gì tiếp theo?

Cần chuẩn bị những gì cho cuộc gọi?

Nắm rõ sản phẩm của doanh nghiệp: Hãy trải nghiệm chính những sản phẩm mà công ty bạn cung cấp thì mới giúp chúng ta có đủ sự tận tâm khi giới thiệu đến khách hàng. Cũng chính người bán phải hiểu rõ ưu điểm của sản phẩm để giới thiệu cặn kẽ và tạo sức thuyết phục đến người mua. Kể cả tìm hiểu thông tin sản phẩm của đối thủ cạnh tranh là điều cần thiết để chỉ ra những ưu và nhược điểm.

Luyện tập kịch bản giao tiếp: Nếu là người mới thì chúng ta cần học thuộc kịch bản giao tiếp với khách hàng. Trong đó, là cấu trúc câu hỏi ngắn gọn của lời mở đầu, những thông tin, mục đích cuộc gọi, chuẩn bị các câu trả lời khi khách hàng hỏi đến. Khi đã quen dần các bạn có thể uyển chuyển tạo ra câu chuyện cởi mở thu hút hơn thay vì một kịch bản theo khuôn mẫu.

Tìm hiểu thông tin khách hàng:  Tìm hiểu thông tin của khách hàng mục tiêu: Họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ, số điện thoại, các thông tin cá nhân liên quan. Xác định mức độ quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm thông qua thái độ lắng nghe, cách mà họ đặt câu hỏi và cường độ giọng nói.

Bí quyết bán hàng qua điện thoại

Lắng nghe và đặt câu hỏi: Lắng nghe là kỹ năng cần thiết nhất để hiểu khách hàng cần gì. Qua đó, nắm bắt thông tin và có thể hỏi lại nếu bạn chưa rõ, cần đề cập đến các nội dung liên quan đến lợi ích khách hàng.

Thu hút sự chú ý của khách hàng: Hãy điều chỉnh âm thanh dễ nghe khi thực hiện cuộc gọi. Giọng điệu lời nói phải thật êm tai, ấm áp và chuyên nghiệp. Bạn cần xin khách hàng ít phút để trao đổi, sau đó là đi thẳng vào vấn đề sau lời chào hỏi, giới thiệu. Cố gắng nhấn mạnh những điều quan trọng mà khách hàng thường quan tâm đó là: Giá cả, thương hiệu sản phẩm, chương trình khuyến mãi, nhu cầu trả góp…

Cho khách hàng lựa chọn: Để cuộc trao đổi có thể tiếp tục diễn sau đó thì bạn cần cho khách hàng những sự lựa chọn mà họ cảm thấy thoải mái nhất. Tránh gây áp lực thời gian và bắt buộc họ phải theo lời đề nghị của bạn.

Tổng kết: Sau mỗi cuộc gọi là những bài học kinh nghiệm giúp bạn tự tin hơn trong các cuộc gọi kế tiếp. Bán hàng qua điện thoại không phải lúc nào cũng thu về kết quả nhưng lại cần lưu giữ những thông tin cần thiết  để chọn phương pháp mới để tiếp cận khách hàng.

Những lưu ý khi bán hàng qua điện thoại

Giữ tâm lý thư giãn, thoải mái: Khi thực hiện cuộc gọi bạn cần trong trạng thái thoải mái thì mới truyền tải thông tin chính xác mà không bị luống cuống. Luôn vui vẻ và bình tĩnh trước những lời nói cáu gắt hay thẳng thừng từ chối.

Kiên nhẫn: Tuy kịch bản giao tiếp là có sẵn nhưng khi trao đổi có muôn kiểu khách hàng và những thứ họ quan tâm. Nhiều câu hỏi đặt ra bạn phải trả lời hoặc kiên nhẫn lắng nghe họ nói mà chúng ta không thể chen ngang.

Vượt qua lời từ chối: Sẽ có rất nhiều lời từ chối của khách hàng mà bạn nên tập làm quen bởi họ chưa có nhu cầu hoặc cảm thấy phiền toái khi nghe điện thoại. Nếu khách hàng đang bận rộn bạn có thể xin gọi lại trong thời gian nào đó. Tránh các cuộc gọi vào sáng sớm, giờ nghỉ ngơi hay quá khuya.

Bán hàng qua điện thoại là một nghệ thuật giao tiếp cần những bí quyết để thực hiện thì mới chốt sale thành công. Do vậy, mỗi telesale nên học các kỹ năng bán hàng qua điện thoại từ kinh nghiệm của những người xung quanh và kinh nghiệm từ chính bạn.

Cách Trả Lời Câu Hỏi Phỏng Vấn Tại Sao Chúng Tôi Nên Tuyển Dụng Bạn?

Khi đi phỏng vấn xin việc bạn chắc chắn sẽ gặp không ít câu hỏi hóc búa. Một trong những câu hỏi đó thì đa số các bạn sẽ thường gặp nhất là “tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?”. Để trả lời câu hỏi này bạn cần chuẩn bị sẵn sàng cho mình cách ứng xử tốt nhất có thể. Sau đây là một số gợi ý dành cho bạn.

  1. Tầm quan trọng của câu hỏi “tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn”

Nhà tuyển dụng đặt câu hỏi này là nhằm mục đích muốn cho bạn một cơ hội để giới thiệu bản thân. Đây là câu hỏi quan trọng nhất mà bạn cần chú ý, nó quyết định đến việc bạn được chọn vào công ty hay không.  Câu trả lời cần thể hiện được khả năng nào của bạn có ích cho công ty, bạn là người phù hợp nhất cho công việc. Vì vậy bạn cần tóm tắt điểm mạnh, kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức của bạn một cách logic nhằm tạo được ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng.

  • Những điều cần có trong câu trả lời của bạn

Chứng tỏ năng lực của bản thân thông qua một số thông tin như:

Đã từng có kinh nghiệm làm việc trong những ngành nghề liên quan với vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

Có kỹ năng vi tính, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm,…

Đạt được giấy khen, chứng chỉ trong các cuộc thi liên quan đến ngành nghề.

Có tham gia các lớp học chuyên môn, được đào tạo thêm một số ngành bổ trợ liên quan đến lĩnh vực ứng tuyển.

Ngoài ra bạn cũng nên đưa ra những lần vấp ngã của mình và những kinh nghiệm mà mình đã đúc kết được, nếu có thể bạn cũng nên gợi ý một số chiến lược phát triển cho công ty.

2.1 Chứng tỏ rằng bạn nắm bắt được điều công ty cần nhất bây giờ là gì.

Bạn cần đưa ra những điều mà bạn sẽ làm khi được tuyển dụng, lợi ích mà bạn sẽ đem lại cho công ty. Chú ý rằng lợi ích đó phải phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp.

2.2 Đã từng có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương

Nhà tuyển dụng luôn thích những người đã có kinh nghiệm làm việc hơn một nhân viên mới chưa biết gì, điều đó giúp họ giảm được thời gian và chi phí đào tạo. Vì vậy kinh nghiệm làm việc của bạn cũng là một yếu tố có thể chinh phục được câu hỏi “tại sao chúng tôi tuyển dụng bạn”.

2.3 Cho nhà tuyển dụng biết những điểm mạnh của bạn phù hợp với vị trí mà công ty đang tuyển dụng

Đây có thể là lý do hợp lý nhất để bạn chinh phục được nhà tuyển dụng. Cần nêu ra những kỹ năng  liên quan đến nghề nghiệp, thể hiện mình là một con người tận tâm với công việc. Nếu bạn có sở trường riêng biệt thì không cần dẫn dắt cũng đủ gây ấn tượng cho họ.

Ví dụ: Bạn ứng tuyển công việc chăm sóc khách hàng qua điện thoại, email thì bạn cần nói cho họ biết bạn có kĩ năng giao tiếp tốt, đã từng ứng xử với rất nhiều kiểu khách hàng và các câu hỏi hóc búa từ họ. Đưa ra sở thích của bạn như thích chăm sóc người khác, thích làm việc qua điện thoại, vi tính,…Những đặc điểm này sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.

2.4 Mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với định hướng phát triển của công ty

Để nhà tuyển dụng hoàn toàn bị bạn thuyết phục thì bạn cần đưa ra những mục tiêu dự định của mình trong tương lai. Mục tiêu bạn đưa ra phải phù hợp với mục tiêu của công ty, nếu bạn làm được điều đó nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là một người có tính cầu tiến, muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của họ. Không ai muốn tuyển dụng một người không xác định được tương lai vào làm việc.

2.5 Thể hiện sự nhiệt tình của mình đối với công việc

Sau khi vượt qua được vòng sơ loại thì bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự nghiêm túc đối với công việc, thể hiện thái độ nhiệt tình và mong muốn được làm việc. Khi bạn là  một sinh viên mới ra trường bạn cần thể hiện được sự năng động của tuổi trẻ, sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách, khó khăn thậm chí bạn không nên quan tâm đến số tiền nhận được, mục đích của bạn lúc này là học hỏi kinh nghiệm làm việc.

Trên đây là một số cách giúp bạn trả lời câu phỏng vấn “tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?”. Hi vọng có thể giúp bạn chuẩn bị cho mình một câu trả lời phỏng vấn ấn tượng nhất khi xin việc và có một công việc phù hợp với bản thân.