Trong lĩnh vực kinh doanh, Business model đóng vai trò là quy trình định hướng các hoạt động như tạo ra sản phẩm, đưa sản phẩm ra thị trường. Thông qua những giá trị này sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát và phát triển các hoạt động kinh doanh. Vậy, Business model là gì?
Business model là gì?
Business model có nghĩa là mô hình kinh doanh, trong đó mô tả quá trình tạo ra và cung cấp các giá trị của doanh nghiệp. Thể hiện các khía cạnh cốt lõi như mục đích kinh doanh, quy trình kinh doanh và các chính sách hoạt động, các sản phẩm, cơ cấu tổ chức, cơ sở hạ tầng, khách hàng…
Business model đóng vai trò hỗ trợ các sản phẩm và đưa sản phẩm ra thị trường dễ dàng. Mỗi doanh nghiệp chỉ có một mô hình kinh doanh, mà trong đó tất cả các quy trình đều tuân theo Business model bao gồm các thành phần như:
– Thiết kế và sản xuất sản phẩm.
– Bán sản phẩm, cung cấp và phân phối ra thị trường.
– Tất cả các chi phí liên quan đến dòng tiền của doanh nghiệp.
Mô hình kinh doanh giúp các doanh nghiệp hoạt động bài bản hơn và định hướng đi xa, phát triển bền vững. Ngày nay, nhờ vào sự phát triển của công nghệ trên internet giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn trước. Tuy nhiên, do sự gia tăng gia công và nhiều sản phẩm ra đời kéo theo đó là mô hình kinh doanh cần chú trọng đến nguồn cung cấp chiến lược, chuỗi cung ứng, quan hệ hợp tác, cấu trúc hợp đồng phức tạp.
Mô hình kinh doanh hoạt động ra sao?
Mô hình kinh doanh là một kế hoạch cấp cao liên quan đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thị trường cụ thể. Trong đó, đề xuất giá trị là thành phần chính của mô hình kinh doanh mô tả về hàng hóa, dịch vụ cung cấp. Doanh nghiệp hướng đến lợi ích của khách hàng giúp họ phân biệt được sản phẩm khác nhau trên thị trường.
Mô hình kinh doanh cho những doanh nghiệp mới cần chuẩn bị nhiều mặt bao gồm trang trải chi phí khởi nghiệp, nguồn tài chính, khách hàng, chiến lược marketing, cạnh tranh thị trường, rủi ro về doanh thu… Thông qua mô hình kinh doanh có thể xác định các cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp khác.
Sai lầm thường thấy trong việc tạo ra mô hình kinh doanh là đánh giá thấp chi phí tài trợ cho doanh nghiệp cho đến khi mang lại lợi nhuận. Tính toán chi phí cho việc giới thiệu sản phẩm là chưa đủ mà còn phải chuẩn bị chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh cho đến khi doanh thu vượt quá chi phí.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thành công Business model đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, mức giá cạnh tranh và chi phí bền vững. Bên cạnh đó là sửa đổi mô hình kinh doanh để thay đổi môi trường kinh doanh và nhu cầu trên thị trường.
Khi nhìn vào lợi nhuận gộp có thể đánh giá sự thành công của Business model. Lợi nhuận gộp là tổng doanh thu mà công ty đã trừ đi giá vốn bán hàng. Các công ty có thể so sánh lợi nhuận gộp để xem xét tỷ lệ cho thấy được hiệu quả hoạt động của mô hình kinh doanh.
Các yếu tố của mô hình kinh doanh
Business model bao gồm những yếu tố như sau:
– Xác định đối tượng cụ thể: Khi xác định mục tiêu cụ thể cho phép doanh nghiệp tập trung vào những khách hàng tiềm năng có nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ.
– Thiết lập quy trình kinh doanh: Xác định các khía cạnh cốt lõi của sản phẩm, dịch vụ kinh doanh, các hoạt động cần thiết để mô hình kinh doanh hoạt động.
– Xác định các nguồn lực kinh doanh: Bao gồm quy trình thực hiện hàng ngày, tìm kiếm khách hàng, tài nguyên kinh doanh để duy trì các nhu cầu (ví dụ như trang web, kho, vốn…)
– Phát triển đề xuất giá trị hiệu quả: Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ sáng tạo nổi bật hơn các đối thủ cạnh tranh. Thiết lập những giá trị đề xuất hiệu quả rồi tạo liên kết với từng mục cùng với hệ thống phân phối để xác định cách duy trì khách hàng theo thời gian nhằm giữ chân họ.
– Xác định đối tác kinh doanh chính: Một doanh nghiệp không thể hoạt động hoàn hảo nếu không có đối tác chính đóng góp vào khả năng phục vụ khách hàng. Hãy chọn các đối tác chính như nhà cung cấp, đối tác quảng cáo, liên kết chiến lược…
– Tạo ra chiến lược nhu cầu: Bạn cần xây dựng chiến lược sự quan tâm đến doanh nghiệp của bạn khi mong muốn tiếp cận khách hàng triệt để, tạo ra kế hoạch chi tiết để khách hàng nhận diện được thương hiệu.
– Luôn giữ chỗ cho sự đổi mới: Cần đổi mới liên tục để đáp ứng nhu cầu liên tục của khách hàng. Vì khi ra mắt công ty cũng như phát triển mô hình kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ dựa vào những giả định mà không biết liệu có đáp ứng được mong muốn của khách hàng liên tục hay không.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc Business model là gì. Hi vọng thông qua những chia sẻ giúp các bạn hiểu rõ tầm quan trọng của mô hình kinh doanh.