Trade Marketing là một lĩnh vực còn khá mới tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, các doanh nghiệp đã dần nhận ra tầm quan trọng của Trade Marketing. Nếu bạn là người đam mê Marketing hoặc đang theo học chuyên ngành này, thì bạn nên tham khảo bài viết bên dưới vì biết đâu đây có thể là một lĩnh vực mà bạn yêu thích và muốn theo đuổi trong tương lai. Vậy Trade Marketing là gì?
Trade Marketing là gì?
Trade Marketing (Marketing tại điểm bán) bao gồm tất cả các hoạt động, chiến dịch được tổ chức nhằm giới thiệu sản phẩm và xây dựng thương hiệu trong hệ thống kênh phân phối. Với các chiến dịch Marketing thông thường hướng tới đối tượng khách hàng mục tiêu thông qua các kênh truyền thông thì trọng tâm của Trade Marketing là người tiêu dùng và điểm bán.
Hiểu một cách đơn giản, Trade Marketing là bộ phận hoạch định những công việc liên quan đến Marketing như tiếp thị, khuyến mãi, tiêu chuẩn bán lẻ, quy định chính sách nhằm hỗ trợ các nhà phân phối, các cửa hàng bán lẻ đạt được hiệu quả trong kinh doanh. Qua đó, Trade Marketing sẽ tìm kiếm mọi giải pháp để khách hàng có thể tiếp cận và mua các sản phẩm của doanh nghiệp tại các điểm bán lẻ như siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại…
Vai trò của Trade Marketing
Như đã nói, Trade Marketing đảm nhận công việc làm sao cho các kênh phân phối, nhà bán lẻ hào hứng khi nhập hàng của doanh nghiệp. Do vậy, đối tượng mà Trade Marketing hướng đến đó chính là những kênh phân phối, nhà bán lẻ đang có hoặc đang tìm kiếm. Đây chính là những nơi thay doanh nghiệp bán các sản phẩm, dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng.
Có thể thấy rằng, nếu không xây dựng các chiến lược Trade Marketing với nhà bán lẻ, kênh phân phối thì sản phẩm của bạn sẽ không đến được tay của người tiêu dùng. Đặc biệt đối với ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), trên thị trường hiện nay có rất nhiều những đối thủ cạnh tranh khác nhau. Do vậy, bạn phải tự xây dựng lợi thế cạnh tranh của mình bằng cách làm sao để sản phẩm xuất hiện nhiều trong các cửa hàng bán lẻ, siêu thị, xuất hiện ở vị trí nổi bật nhất để tiếp cận với càng nhiều khách hàng càng tốt.
Thực tế, hiện nay có nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận thấy được tầm quan trọng của Trade Marketing mà họ chỉ chú trọng đến quảng cáo, khuyến mãi hay tiếp thị trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Các yếu tố quyết định sự thành công của người làm Trade Marketing
Khu vực mua hàng
Khu vực mua hàng hay còn gọi là Point of purchase – POPS, là nơi mà khách hàng đưa ra quyết định mua sản phẩm. Nếu như trước kia, khu vực mua hàng không được các nhà làm Marketing quá chú trọng, thì ngày nay việc chiến thắng ở khu vực mua hàng chính là điều mà các doanh nghiệp muốn hướng đến. Theo đó, việc đặt sản phẩm ở vị trí nổi bật với mức giá thích hợp tại đúng cửa hàng, vừa tầm nhìn của khách hàng sẽ giúp khách hàng chú ý đến sản phẩm và thương hiệu của bạn. Đây cũng là một trong những lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
Trưng bày sản phẩm
Theo nghiên cứu, trong số 29% người mua hàng thì đã có đến 18% khách hàng bị tác động bởi sự trưng bày sản phẩm trong cửa hàng. Do đó, việc ấn tượng khi thấy sản phẩm được trưng bày bắt mắt chính là điều giúp khách hàng tiếp cận sản phẩm của bạn tại điểm bán.
Chính vì thế, bên cạnh việc lựa chọn được khu vực đặt sản phẩm tốt như trên, thì doanh nghiệp cần phải chú ý đến việc trưng bày và cách sắp xếp sản phẩm sao cho có thể quảng bá hình ảnh, thương hiệu của công ty một cách tối ưu nhất.
Thấu hiểu thói quen của khách hàng
Thấu hiểu thói quen của khách hàng cũng là một điều quan trọng mà người làm Trade Marketing phải nắm bắt được. Theo đó, thói quen mua hàng của khách hàng bao gồm rất nhiều yếu tố khác nhau như thời gian mua, nhu cầu, tần suất mua hàng, trình tự mua hàng… Chẳng hạn, nhiều khách hàng có thói quen mua ở những cửa hàng tiện đường hoặc mua sắm ở những cửa hàng quen. Chuyên viên Trade Marketing phải biết được những điều này nhằm đưa ra các chiến lược, chính sách thúc đẩy bán hàng cho các kênh phân phối.
Tìm việc làm Marketing ở đâu?
Tìm kiếm trên Internet là một trong những xu hướng tìm việc làm hiện nay mà hầu hết các bạn ứng viên đều lựa chọn. Bởi lẽ, tìm việc online mang đến rất nhiều lợi ích cho nhà tuyển dụng cũng như người tìm việc. Nếu như các bạn ứng viên có thêm nhiều lựa chọn về công ty, vị trí, lĩnh vực thì nhà tuyển dụng có thể tiếp cận được với nhiều ứng viên tiềm năng và có tố chất. Do vậy, hiện nay, có rất nhiều website tìm việc uy tín, chuyên nghiệp ra đời và nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn ứng viên như careerlink.vn, việc làm indeed.com…
Những công việc chính của người làm Trade Marketing
Customer Development
Customer Development có nghĩa là phát triển hệ thống các kênh phân phối. Công việc chính của bạn là tìm kiếm, mở rộng mạng lưới các kênh phân phối ở những khu đô thị, khu dân cư mới thành lập hay mở rộng kênh phân phối sang những thị trường nước ngoài.
Bên cạnh đó, xây dựng những chương trình khách hàng trung thành cũng là nhiệm vụ mà bạn đảm nhận. Công việc này bao gồm những hoạt động như khuyến khích các kênh bán hàng nhập về nhiều sản phẩm của công ty. Chẳng hạn, bạn có thể tổ chức những chương trình khuyến mãi cho các hóa đơn nhập hàng với số lượng lớn, khuyến mãi doanh thu cuối năm… Chưa hết, đội ngũ Trade Marketing sẽ tổ chức các sự kiện tri ân khách hàng cuối năm, tặng quà, khen thưởng cho những cửa hàng đạt doanh thu tốt nhằm thúc đẩy hoạt động bán hàng và xây dựng mối quan hệ với các kênh phân phối.
Category Development
Category Development là công việc phát triển ngành hàng. Theo đó, bạn sẽ xây dựng các chiến lược phát triển ngành hàng như chiến lược giá, chiến lược kích cỡ bao bì, chiến lược danh mục sản phẩm… Thông qua những chiến lược, hoạt động này, các sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tăng được sự bao phủ tại các cửa hàng bán lẻ và siêu thị trên thị trường.
Sau khi khách hàng đã biết đến các sản phẩm của bạn, bạn có thể gợi mở nhu cầu của họ bằng các sản phẩm khác nhau trong doanh mục. Ngoài ra, bạn có thể đề xuất họ mua và sử dụng những sản phẩm có giá trị cao hơn.
Shopper Engagement
Shopper Engagement bao gồm tất cả các hoạt động diễn ra tại điểm bán nhằm thay đổi quyết định mua hàng của khách hàng. Có thể điểm qua một số những hoạt động Shopper Engagement tại điểm bán như:
Các chương trình khuyến mãi, chẳng hạn dùng thử sản phẩm miễn phí, tặng phiếu giảm giá, phiếu quà tặng cho khách hàng, quay số trúng thưởng…
Trưng bày và sắp xếp sản phẩm theo danh mục một cách hợp lý nhất, ví dụ ưu tiên trưng bày hàng mới kèm theo hàng đạt doanh thu cao trong những tháng trước.
Đặt những vật dụng góp phần nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp như bảng hiệu, kệ trưng bày, đồng phục của nhân viên tiếp thị…
Kích hoạt điểm bán bằng những hoạt động lôi kéo khách hàng chú ý và quan tâm đến những sản phẩm của doanh nghiệp. Các hoạt động này thường diễn ra ở các siêu thị, trung tâm thương mại…
Company Engagement
Công việc này đòi hỏi nhân viên Trade Marketing phải kết hợp với đội ngũ bán hàng để thúc đẩy gia tăng doanh số. Bạn sẽ đặt ra mục tiêu về doanh số, doanh thu cho mỗi sản phẩm để nhân viên sale lập ra kế hoạch bán hàng cho phù hợp. Bên cạnh đó, bạn sẽ thúc đẩy đội ngũ sale giới thiệu các sản phẩm mới và gia tăng doanh số cho các sản phẩm cũ.
Ngoài ra, bạn sẽ đảm nhận vai trò khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên bán hàng đồng thời thúc đẩy đội ngũ nhân viên tiếp thị làm việc hiệu quả hơn.
Thông qua bài viết trên, bạn đã nắm rõ Trade Marketing là gì cũng như vai trò của lĩnh vực này. Có thể thấy các doanh nghiệp dù là lớn hay nhỏ, đặc biệt là sản xuất hàng tiêu dùng nhanh sẽ phải cân nhắc hoạch định những hoạt động Trade Marketing cho ngành hàng, sản phẩm. Hy vọng, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về lĩnh vực Marketing và góp phần giúp bạn có một định hướng đúng đắn cho công việc của mình trong tương lai.