Ethnocentrism là gì? Mối quan hệ với thuyết tương đối văn hóa

Ethnocentrism được hiểu là chủ nghĩa duy chủng tộc, đây là một khuynh hướng tư tưởng thể hiện quan điểm của cá nhân. Cụ thể, Ethnocentrism là gì? Cùng xem ý nghĩa của khái niệm này ngay dưới đây.

Ethnocentrism là gì?

Ethnocentrism là thuật ngữ tiếng Anh có nghĩa là chủ nghĩa duy chủng tộc/chủ nghĩa duy dân tộc. Đây là khuynh hướng vị chủng có ý nghĩa là đánh giá văn hóa khác dựa trên tiêu chuẩn văn hóa của mình.

Do sự gắn bó mật thiết của cá nhân trong nền văn hóa của chính mình nên xảy ra những quan điểm đánh giá phiến diện. Cũng vì thế, chủ nghĩa vị chủng tồn tại những bất công, sai lệch.

Tư tưởng này phổ biến ở mọi nơi trong xã hội thể hiện niềm tin vững chắc ở các khía cạnh như tôn giáo, sắc tộc… Nhưng nhiều người chưa hiểu rõ những nền văn hóa khác nhau sẽ có ý nghĩa khác nhau mà không thể so sánh.

Tư tưởng vị chủng có sự đánh giá mang tính hai chiều, nếu cá nhân đánh giá, miệt thị một nền văn hóa khác theo hướng tiêu cực thì ngược lại cá nhân đó cũng sẽ bị đánh giá như thế.

Chính vì vậy, các nhà xã hội học, các nhà nhân chủng học có quan điểm phản đối thuyết vị chủng. Vì những nhận xét, đánh giá tiêu cực gây ra những bất công giữa các nền văn hóa, tạo nên những xung đột văn hóa.

Hiện nay, trên thế giới tồn tại nhiều nền văn hóa khác nhau, trong đó lại tồn tại nhiều tiểu văn hóa. Mỗi nền văn hóa là cơ sở để con người nhận thức về thế giới, thông qua đó còn giúp đánh giá đúng – sai, tốt – xấu. Tuy nhiên, sự nhận thức và phản ứng của mỗi cá nhân lại có sự khác biệt.

Các nhà xã hội học đã phân biệt hai cách ứng xử đối với những nền văn hóa. Chủ nghĩa vị chủng là một trong hai cách ứng xử này, chủ nghĩa còn lại là thuyết tương đối văn hóa.

Mối quan hệ giữa thuyết vị chủng với thuyết tương đối văn hóa

Trong tiếng Anh, thuyết tương đối văn hóa là cultural relativism. Đây cũng là khuynh hướng đánh giá văn hóa khác bằng tiêu chuẩn văn hóa của chính mình hay đánh giá văn hóa khác trong bối cảnh của chính văn hóa đó.

Thuyết tương đối văn hóa có thể hạn chế, loại trừ được những bất công, sai lệch, những phản ứng tiêu cực trước những nền văn hóa khác biệt. Nhưng trên thực tế vẫn khó đạt được thái độ như mong muốn.

Mỗi cá nhân nên hiểu rõ muốn đánh giá được những văn hóa khác bằng tiêu chuẩn của chính mình thì chúng ta phải hiểu giá trị, tiêu chuẩn của văn hóa khác. Đồng thời không bị chi phối bởi giá trị văn hóa, tiêu chuẩn trong nền văn hóa của mình.

Thuyết tương đối văn hóa cũng nhấn mạnh trong các bối cảnh xã hội khác nhau sẽ  làm nảy sinh các giá trị, tiêu chuẩn văn hóa khác nhau. Nhưng không có nghĩa là chúng ta chấp nhận các mẫu văn hóa khác một cách không điều kiện, và đánh giá không định kiến hoặc thiên vị trong bối cảnh văn hóa đó.

Ngày nay, thuyết tương đối văn hóa được phổ biến rộng rãi và nhanh chóng nhờ sự phát triển của công nghệ truyền thông. Cũng từ đây, nhu cầu tìm hiểu văn hóa cũng được mở rộng và tăng lên.

Bên cạnh đó, một khía cạnh khác trong thuyết tương đối văn hóa chính là chủ nghĩa duy ngoại, trong tiếng Anh là xeno-centrism. Đây là khuynh hướng thể hiện sự tin tưởng rằng những gì thuộc về nền văn hóa của mình dưới tầm hơn so với những nền văn hóa mà nó phát tích.

Ví dụ trong suy nghĩ của nhiều người ở một số lĩnh vực, những sản phẩm, ý tưởng, công nghệ, kỹ thuật… của quốc gia mình dưới tầm hơn so với nước ngoài.

Chẳng hạn như người Mỹ luôn tin rằng đồ điện tử của họ không tốt bằng đồ của Nhật. Người Việt Nam luôn cho rằng dầu gội bên mình không tốt bằng dầu gội của Châu Âu. Xe của Nhật luôn được ưu ái lựa chọn vì có chất lượng tốt, độ bền cao.

Qua những phân tích, chúng ta đã hiểu Ethnocentrism là gì. Từ đó có những đánh giá, ứng xử khách quan hơn trong bối cảnh của nền văn hóa mình so với các nền văn hóa trên thế giới.