Telesale Là Gì? Một Số Kĩ Năng Telesale Cần Có

Bạn là một người yêu thích việc bán hàng online hay bán hàng qua điện thoại vậy bạn có bao giờ tìm hiểu telesale là gì chưa. Nếu chưa thì qua bài viết này hy vọng bạn sẽ có một cái nhìn cụ thể hơn về telesale.

  1. Telesale là gì?

Telesale là công việc bán hàng qua điện thoại, đặc điểm của hình thức này là khách hàng sẽ không thấy tận mắt sản phẩm, không sờ và cảm nhận được bằng tay. Người bán sẽ mô tả qua lời nói cho khách hàng những thông tin về sản phẩm. Do đó người làm telesale cần rèn luyện giọng nói, khả năng giao tiếp, xây dựng nội dung một cách hợp lí, biết lắng nghe và xử lí tình huống,…

  • Kỹ năng telesale cho người mới bắt đầu

Xây dựng nội dung

Đây là một kỹ năng telesale bắt buộc đối với mỗi nhân viên, điều đó giúp bạn nắm bắt được những nội dung mà bạn sắp truyền tải tới khách hàng nhờ vậy mà thuyết phục khách hàng dễ dàng hơn.

Rèn luyện giọng nói

Giọng nói của bạn có dễ nghe hay không quyết định đến 80% sự thành công trong công việc telesale của bạn. Một giọng nói dịu dàng, truyền cảm, dễ đi vào lòng người sẽ làm cho khách hàng dễ tiếp nhận thông tin mình nói, tập trung hơn vào cuộc trò chuyện.

Biết lắng nghe

Trong một cuộc hội thoại giữa hai người bạn muốn khách hàng nghe mình thì trước tiên bạn phải lắng nghe tâm tư nguyện vọng của khách hàng. Điều đó giúp bạn hiểu được họ đang cần gì và muốn gì để kịp thời đưa ra những phương án tốt nhất.

Kiềm chế cảm xúc

Chắc ai làm telesale rồi cũng hiểu được tầm quan trọng của việc kiềm chế cảm xúc. Khách hàng thì có rất nhiều kiểu người: hài hòa, dễ tính, khó gần, đề phòng thậm chí có người còn thô lỗ. Bạn cần học cách kiềm chế cảm xúc cho mình trước những tình huống hóc búa, đừng để những thứ tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp của bạn.

Khéo léo đưa ra sự lựa chọn cho khách hàng

Bạn cần khôn khéo khi đưa ra các sự lựa chọn cho khách hàng, đừng vì mục tiêu lợi ích của doanh nghiệp mà bỏ quên mục tiêu lợi ích của khách hàng. Đưa ra các lựa chọn không hợp lý dẫn tới mất niềm tin từ khách hàng và họ sẽ không muốn trở lại với doanh nghiệp.

Tổng kết và đúc kết kinh nghiệm

Kinh nghiệm là thứ không phải muốn có ngay lập tức là được mà nó được tích lũy trong thời gian dài làm việc. Do vậy khi làm telesale bạn cần đúc kết lại cho mình kinh nghiệm sau mỗi cuộc gọi điện thoại với khách hàng, vì không có ai dạy cho bạn từng chút một cách ứng xử đối với từng khách hàng khác nhau. Không nên lấy khách hàng để làm kiểm tra cho mình, vì bạn chỉ có một cơ hội duy nhất để nói chuyện, thuyết phục khách hàng nếu bạn không cố gắng hết sức mình thì sẽ mất đi doanh số của mình.

  • Các bước trong telesale khi gọi điện thoại với khách hàng

Chào hỏi

Điều cơ bản khi khi gặp và nói chuyện với một người đó là chào hỏi. Chào hỏi tạo cảm giác thân thiện, giúp khách hàng cảm thấy được tôn trọng, biết mình đang nói chuyện với ai. Khi chào hỏi bạn cần lưu ý những điều sau:

Cách xưng hô: hãy xưng hô sao cho đúng với vị trí, giới tính và độ tuổi của khách hàng.

Xưng danh: nên giới thiệu mình đang ở các vị trí như quản lí, giám sát,…tránh tuyệt đối nói mình là nhân viên chăm sóc khách hàng để thể hiện sự chuyên nghiệp, mình là người có tiếng nói sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề cho khách hàng, từ đó khách hàng tin tưởng và tập trung vào câu chuyện mình đang nói.

Tạo ra các câu nói hấp dẫn

Một câu nói giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ cuốn hút làm người nghe chú ý và muốn tìm hiểu sâu hơn về những điểm nổi bật từ đó tạo cho bạn thêm một cơ hội trong việc níu kéo khách hàng tiếp tục lắng nghe.

Trình bày và giải đáp các vấn đề của khách hàng

Sau khi hiểu được khách hàng cần gì và muốn gì bạn nên đưa ra những lý luận và dẫn chứng cụ thể để giải đáp mọi thắc mắc. Những giải pháp bạn đưa ra cần gắn liền với sản phẩm của công ty.

Tạo uy tín

Cần đưa ra những minh chứng về phản hồi của khách hàng đã từng sử dụng trước đây, giấy chứng nhận chất lượng, an toàn của các tổ chức quốc tế, chính sách bảo vệ lợi ích của người mua hàng ở công ty bạn như chính sách bảo hiểm, sửa chữa, lắp đặt, vận chuyển,…

Đưa thông tin về giá

Đây là yếu tố quan trọng đươc khách hàng đặc biệt quan tâm. Vì vậy lúc đưa ra giá bạn cần giải thích vì sao có giá như vậy, cần so sánh giá và chất lượng sản phẩm của mình với những sản phẩm khác nếu khách hàng có sự do dự.

Nếu muốn làm công việc telesale bạn cần hiểu rõ telesale là gì? Và cả những kỹ năng mà một telesale cần có. Chỉ cần bạn luôn tập trung, cố gắng cho công việc cũng như rút ra cho mình những kinh nghiệm quý báu thì ắt hẳn bạn sẽ thành công trong lĩnh vực này. Chúc bạn sẽ đạt được thành công.

Môi Giới Chứng Khoán Là Gì? Những Kỹ Năng Cần Có Của Môi Giới Chứng Khoán

Thị trường chứng khoán ở nước ta ngày càng trở nên phổ biến hơn và cũng không kém phần sôi nổi. Do đó cũng dần có nhiều người Việt Nam tham gia vào thị trường chứng khoán đầy biến động này. Và dịch vụ môi giới chứng khoán cũng từ đó mà đóng vai trò ngày càng quan trọng. Vậy thì để hiểu rõ hơn về môi giới chứng khoán là gì và họ làm những việc cụ thể gì, chúng ta hãy cùng nhau đọc bài viết bên dưới.

  1. Môi giới chứng khoán là gì?

Theo quy định tại Khoản 20, Điều 6 của Luật chứng khoán sửa đổi năm 2010 thì: “Môi giới chứng khoán là việc làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng.”

Nghĩa là môi giới chứng khoán có thể là một tổ chức, công ty hay cá nhân nào đó đứng ra tư vấn cho các đối tượng khách hàng, đại diện thực hiện các giao dịch về chứng khoán và bảo vệ các quyền lợi cho khách hàng của mình. Để hỗ trợ khách hàng thì họ sẽ có trách nhiệm theo dõi, phân tích những thông tin liên quan đến những biến đổi của chứng khoán, cơ hội và rủi ro từ đó có những nhận xét cũng như đưa ra lời khuyên, hướng đầu tư thích hợp có thể nâng cao tỉ suất lợi nhuận cho khách hàng.

  • Môi giới chứng khoán làm gì?

Nghề môi giới chứng khoán là một công việc đòi hỏi chuyên môn cao, nhạy bén trong việc phân tích thị trường và có khả năng chịu được áp lực công việc. Tuy nhiên nếu bạn đủ khả năng thì đây là một trong những ngành nghề có mức lương đáng mong đợi. Công việc nay bao gồm các lĩnh vực sau: tư vấn chứng khoán, phân tích cơ hội đầu tư và chăm sóc khách hàng.

  • Các kỹ năng cần có của môi giới chứng khoán
    • Kỹ năng nắm bắt cơ hội đầu tư

Đối với một chuyên viên môi giới chứng khoán thì đây là kỹ năng cần thiết và quan trọng bậc nhất. Kỹ năng này đòi hỏi ở chuyên viên khả năng phân tích các thông tin về tài chính, xu hướng vận động của các định chế tài chính từ đó thu thập các bảng thống kê, báo cáo kinh doanh nhằm có những tư vấn chính xác và phù hợp cho khách hàng.

Nếu một chuyên viên môi môi giới chứng khoán không biết nắm bắt cơ hội đầu tư thì sẽ không có được khách hàng và doanh số như mong đợi.

  •  Kỹ năng đối mặt với áp lực công việc 

Thị trường chứng khoán luôn có những thay đổi, biến động bất ngờ cho nên người làm công việc môi giới chứng khoán luôn phải chịu áp lực từng ngày, từng giờ, từng phút. Bên cạnh đó, chuyên viên môi giới còn phải đối mặt với cả áp lực về doanh số. Để đạt được doanh số, đòi hỏi phải có nhiều giao dịch từ khách hàng, nhưng trong một số tình huống khi mà thị trường có chuyển biến xấu, thanh khoản giảm thì việc giao dịch rất khó để mà có lời. Trong trường hợp này thì áp lực lên nhà môi giới chứng khoán lại càng nặng nề hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, kỹ năng này là làm thế nào để vẫn duy trì được hiệu quả công việc khi đối mặt với áp lực.

  • Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp luôn là một kỹ năng thiết yếu đối với những công việc thường xuyên tiếp xúc với khách hàng như là môi giới chứng khoán. Dù họ có năng lực, hiểu biết về kiến thức thị trường đến đâu nhưng khả năng truyền đạt thông tin của họ không thuyết phục hay truyền tải được tới khách hàng thì cũng không đem lại thành quả gì. Một nhân viên môi giới chứng khoán chỉ cần biết cách giao tiếp, nắm bắt những nhu cầu của khách hàng, biết lắng nghe, thấu hiểu và chân thành thì việc kết nối với khách hàng sẽ dễ dàng hơn. Khi họ đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, họ sẽ tạo được uy tín, sự tin tưởng, tín nhiệm từ phía khách hàng.

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được khái quát về môi giới chứng khoán là gì, cũng như nắm rõ hơn những kỹ năng cần có của một nhân viên môi giới chứng khoán. Và nếu bạn có ý định theo đuổi công việc này thì đừng ngần ngại mà hãy trau dồi cho bản thân thêm nhiều kiến thức hơn về chứng khoán, thị trường cũng như những khả năng phân tích, tổng hợp nhé!

Cách Trả Lời Câu Hỏi Phỏng Vấn Tại Sao Chúng Tôi Nên Tuyển Dụng Bạn?

Khi đi phỏng vấn xin việc bạn chắc chắn sẽ gặp không ít câu hỏi hóc búa. Một trong những câu hỏi đó thì đa số các bạn sẽ thường gặp nhất là “tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?”. Để trả lời câu hỏi này bạn cần chuẩn bị sẵn sàng cho mình cách ứng xử tốt nhất có thể. Sau đây là một số gợi ý dành cho bạn.

  1. Tầm quan trọng của câu hỏi “tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn”

Nhà tuyển dụng đặt câu hỏi này là nhằm mục đích muốn cho bạn một cơ hội để giới thiệu bản thân. Đây là câu hỏi quan trọng nhất mà bạn cần chú ý, nó quyết định đến việc bạn được chọn vào công ty hay không.  Câu trả lời cần thể hiện được khả năng nào của bạn có ích cho công ty, bạn là người phù hợp nhất cho công việc. Vì vậy bạn cần tóm tắt điểm mạnh, kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức của bạn một cách logic nhằm tạo được ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng.

  • Những điều cần có trong câu trả lời của bạn

Chứng tỏ năng lực của bản thân thông qua một số thông tin như:

Đã từng có kinh nghiệm làm việc trong những ngành nghề liên quan với vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

Có kỹ năng vi tính, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm,…

Đạt được giấy khen, chứng chỉ trong các cuộc thi liên quan đến ngành nghề.

Có tham gia các lớp học chuyên môn, được đào tạo thêm một số ngành bổ trợ liên quan đến lĩnh vực ứng tuyển.

Ngoài ra bạn cũng nên đưa ra những lần vấp ngã của mình và những kinh nghiệm mà mình đã đúc kết được, nếu có thể bạn cũng nên gợi ý một số chiến lược phát triển cho công ty.

2.1 Chứng tỏ rằng bạn nắm bắt được điều công ty cần nhất bây giờ là gì.

Bạn cần đưa ra những điều mà bạn sẽ làm khi được tuyển dụng, lợi ích mà bạn sẽ đem lại cho công ty. Chú ý rằng lợi ích đó phải phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp.

2.2 Đã từng có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương

Nhà tuyển dụng luôn thích những người đã có kinh nghiệm làm việc hơn một nhân viên mới chưa biết gì, điều đó giúp họ giảm được thời gian và chi phí đào tạo. Vì vậy kinh nghiệm làm việc của bạn cũng là một yếu tố có thể chinh phục được câu hỏi “tại sao chúng tôi tuyển dụng bạn”.

2.3 Cho nhà tuyển dụng biết những điểm mạnh của bạn phù hợp với vị trí mà công ty đang tuyển dụng

Đây có thể là lý do hợp lý nhất để bạn chinh phục được nhà tuyển dụng. Cần nêu ra những kỹ năng  liên quan đến nghề nghiệp, thể hiện mình là một con người tận tâm với công việc. Nếu bạn có sở trường riêng biệt thì không cần dẫn dắt cũng đủ gây ấn tượng cho họ.

Ví dụ: Bạn ứng tuyển công việc chăm sóc khách hàng qua điện thoại, email thì bạn cần nói cho họ biết bạn có kĩ năng giao tiếp tốt, đã từng ứng xử với rất nhiều kiểu khách hàng và các câu hỏi hóc búa từ họ. Đưa ra sở thích của bạn như thích chăm sóc người khác, thích làm việc qua điện thoại, vi tính,…Những đặc điểm này sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.

2.4 Mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với định hướng phát triển của công ty

Để nhà tuyển dụng hoàn toàn bị bạn thuyết phục thì bạn cần đưa ra những mục tiêu dự định của mình trong tương lai. Mục tiêu bạn đưa ra phải phù hợp với mục tiêu của công ty, nếu bạn làm được điều đó nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là một người có tính cầu tiến, muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của họ. Không ai muốn tuyển dụng một người không xác định được tương lai vào làm việc.

2.5 Thể hiện sự nhiệt tình của mình đối với công việc

Sau khi vượt qua được vòng sơ loại thì bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự nghiêm túc đối với công việc, thể hiện thái độ nhiệt tình và mong muốn được làm việc. Khi bạn là  một sinh viên mới ra trường bạn cần thể hiện được sự năng động của tuổi trẻ, sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách, khó khăn thậm chí bạn không nên quan tâm đến số tiền nhận được, mục đích của bạn lúc này là học hỏi kinh nghiệm làm việc.

Trên đây là một số cách giúp bạn trả lời câu phỏng vấn “tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?”. Hi vọng có thể giúp bạn chuẩn bị cho mình một câu trả lời phỏng vấn ấn tượng nhất khi xin việc và có một công việc phù hợp với bản thân.